Vai trò hiện tại Thiên_hoàng

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Nhật Bản

Giống như hầu hết các chế độ quân chủ lập hiến khác, Thiên hoàng không phải là người đứng đầu chính phủ. Điều 65 của Hiến pháp trao quyền hành pháp cho nội các, trong đó có Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo. Thiên hoàng cũng không phải là Tổng tư lệnh (nghi thức) của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Luật của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm 1954 cũng ghi rõ ràng vai trò này là của Thủ tướng Chính phủ.

Quyền hạn của Thiên hoàng bị giới hạn trong việc điều hành những nghi lễ quan trọng. Điều 4 của Hiến pháp khẳng định rằng "Thiên hoàng chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia như đã ghi trong Hiến pháp, Thiên hoàng không có quyền lực trong chính phủ." Nó cũng quy định rằng "Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội các." (điều 3). Điều 4 cũng nói rằng Thiên hoàng có thể uỷ quyền đại diện quốc gia cho người khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản trong Hiến pháp.

Trong khi Thiên hoàng là người chính thức bổ nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ, Điều 6 của Hiến pháp đòi ông bổ nhiệm ứng cử viên "theo chỉ định của Quốc hội" mà không có quyền từ chối.

Điều 6 của Hiến pháp chỉ định vai trò của Thiên hoàng trong các nghi lễ sau đây:

  1. Bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo chỉ định của Quốc hội.
  2. Bổ nhiệm Chánh án Tòa án tối cao theo chỉ định của Nội các.

Các nhiệm vụ khác của Thiên hoàng được nêu rõ trong Điều 7 của Hiến pháp Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau:

  1. Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh và hiệp ước;
  2. Triệu tập Quốc hội.
  3. Giải tán Hạ nghị viện.
  4. Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội.
  5. Bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện hành, có toàn quyền trong việc uỷ nhiệm thư với đại sứ, bộ trưởng.
  6. Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân.
  7. Trao huân chương.
  8. Xác định việc Quốc hội chuẩn y các hiệp định quốc tế, các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành.
  9. Tiếp đón các Bộ trưởng và Đại sứ quốc tế.
  10. Đại diện quốc gia trong các buổi lễ long trọng.

Nghi lễ thường nhật của Thiên hoàng theo cơ sở của hiến pháp là Nhậm chức Hoàng gia (Shinninshiki) ở Hoàng cung Tokyo và nghi lễ phát biểu hoàng gia trong Tham Nghị viện của Tòa nhà quốc hội. Nghi lễ phát biểu hoàng gia mở theo khóa họp thường và bổ sung của Quốc hội. Khoá họp thường được mở theo cách này mỗi tháng một và sau cuộc bầu cử mới vào Hạ viện. Khoá họp bổ sung thường triệu tập vào mùa thu và được mở ra sau đó [3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_hoàng http://www.friesian.com/sangoku.htm#japan http://books.google.com/books?id=kO0tUpCViA8C&pg=P... http://www.msnbc.msn.com/id/16471340/ http://www.usatoday.com/money/world/2007-01-03-jap... http://www.youtube.com/watch?v=bVYP66nRSO8 http://www.youtube.com/watch?v=fAY-7gl21i0 http://www.youtube.com/watch?v=gBcygK0uQ7E http://www.youtube.com/watch?v=hEkWcXFZz2c http://nirc.nanzan-u.ac.jp/nfile/1853 http://www.japantimes.co.jp/news/2013/11/14/nation...